Trong cuốn “Dám hạnh phúc” này, tác giả cũng có đề cập đến một vấn đề khá thú vị là con người thường hay suy nghĩ và hành động kiểu như: “Người khác xấu xa! Còn ta thì tội nghiệp”.
Thừ nghĩ lại xem, các bạn đã bao giờ như vậy chưa? Suy nghĩ rồi than thở rất nhiều, cuối cùng kết luận của chúng ta đều là “Tại vì anh ta/cô ta hay hoàn cảnh nào đó. Còn bản thân mình chỉ là người bị hại…”
Tác giả đã khuyên chúng ta nếu bị ai đó nói chuyện hoặc tâm sự những vấn đề kiểu như này thì hãy bỏ qua nó.
Lý do tại sao?
Đó chính là vì dù bạn có nghe bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể tìm ra hướng giải quyết cho bản chất của vấn đề.
Và cũng có đôi khi, người mà đang nói với bạn thậm chí còn đang không đi tìm hướng giải quyết. Cái họ muốn chỉ là cho mọi người xung quanh thấy mình đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào mà thôi…
Để có được một cuộc sống hạnh phúc, khi gặp phải một vấn đề nào đó thì điều quan trọng nhất là cần suy nghĩ và quyết định “Mình phải làm gì” chứ không phải là kể lại những sự việc trong quá khứ. Dẫu cho các bạn có chỉnh sửa để có thêm một chút ly kỳ cho câu chuyện của mình đi chăng nữa thì chắc chắn hiện tại cũng sẽ không thay đổi gì.
Điều quan trọng nhất các bạn cần làm khi rơi vào một hoàn cảnh khó khăn nào đó không phải là than vãn, mong chờ sự thông cảm, cũng không phải là ngồi đắn đó suy nghĩ xem sau này mình sẽ ra sao, mà các bạn cần phải nghĩ xem “Bây giờ mình phải làm gì?”. Đó mới chính là những phương pháp để thay đổi tình huống khó khăn này. Đây cũng chính là một trong những điểm mà mình tâm đắc nhất trong sách. Còn các bạn thì sao?
________________________________
Ở Việt Nam và cả ở Nhật, cuốn sách “Dám hạnh phúc” này thường được bán kèm với cuốn “Dám bị ghét”. “Dám bị ghét” giống như phần lý thuyết nhập môn dẫn dắt người đọc tiếp cận với tâm lý học Alder và “Dám hạnh phúc” thì là tổng hợp những phương pháp cụ thể để áp dụng được thuyết tâm lý học đó vào đời sống thực tế.
Hãy thử tìm đọc nó vì mình nghĩ dù ít hay nhiều chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy rất thú vị vì cách suy nghĩ của tư tưởng tâm lý học Adler.